Nguyên nhân và biện pháp phòng tránh tai nạn điện trong sản xuất

Tai nạn điện trong sản xuất là một vấn đề nghiêm trọng và có thể gây hậu quả nặng nề cho người lao động. Để đảm bảo môi trường làm việc an toàn và giảm thiểu nguy cơ tai nạn điện, việc áp dụng các biện pháp phòng tránh là cực kỳ quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như biện pháp bảo vệ an toàn lao động cho bản thân nhé!

Vì sao xảy ra tai nạn điện

Nguyên nhân gây ra tai nạn điện trong sản xuất gồm có cả yếu tố chủ quan và khách quan. Tuy nhiên, đa phần các nguyên nhân gây ra tai nạn điện đến từ sự cẩu thả trong làm việc. Dưới đây là một số nguyên nhân sẽ dẫn đến tai nạn mà bạn cần biết.

Nguyên nhân tai nạn điện trong sản xuất

Nguyên nhân tai nạn điện trong sản xuất

Rủi ro về điện trong sản xuất hiện nay

Tai nạn điện trong sản xuất xảy ra do một loạt nguyên nhân, phổ biến nhất bao gồm:

  • Không tuân thủ quy tắc an toàn: Đây  là một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn điện. Người lao động không đeo đủ trang bị bảo hộ, không ngắt nguồn trước khi thực hiện sửa chữa hoặc không kiểm tra thiết bị trước khi sử dụng. Đây là những rủi ro xảy ra bởi sự chủ quan của con người. 
  • Hành động không an toàn: Bên cạnh đồ bảo hộ thì người lao động cũng cần phải ý thức được hành động an toàn. Chạm trực tiếp vào các vật mang điện hoặc dùng tay ướt khi sửa điện đều dẫn đến chết người.
  • Thiết bị điện không an toàn: Sử dụng thiết bị điện lỗi hoặc kém chất lượng đều có thể dẫn đến rất nhiều sự cố. 
  • Môi trường làm việc không an toàn: Những nơi làm việc có độ ẩm cao hoặc dẫn điện thì không thích hợp để lắp đặt trang thiết bị. Những nơi này không chỉ nguy hiểm mà còn làm cho máy móc bị xuống cấp nhanh chóng.

Nguyên tắc khi làm việc với các thiết bị điện

Tuân thủ các nguyên tắc chẳng khó chút nào!

Tuân thủ các nguyên tắc chẳng khó chút nào!

Khi làm các công việc với điện, bạn cần thực hiện theo đúng những nguyên tắc sau:

  • Ngắt nguồn trước khi thao tác: Đây là nguyên tắc quan trọng trong bất cứ công việc nào về điện. Trước khi tiến hành sửa chữa hoặc bảo dưỡng hãy đảm bảo kiểm tra nguồn điện đã được ngắt hoàn toàn.
  • Có kiến thức và kinh nghiệm: Những người lao động cần phải nắm rõ cơ chế hoạt động của các thiết bị và đã được đào tạo kỹ càng. Càng hiểu về công việc mình đang làm thì rủi ro tai nạn càng thấp.
  • Giám sát và cảnh báo: Khi thực hiện sửa chữa điện, cần phải có từ 2 người trở lên. Người quan sát sẽ phát hiện được lỗi ở các thiết bị và cảnh báo cho người thực hiện. Đồng thời bạn cũng sẽ có được sự trợ giúp kịp thời nếu tình huống xấu xảy ra.
  • Làm việc khô ráo: Tuyệt đối không được tiếp xúc với các thiết bị điện khi tay đang dính nước. Dù cho nguồn điện đang tắt thì nước vẫn có thể đọng lại sau khi sửa chữa, gây nguy hiểm sau này.
  • Bảo vệ an toàn cho bản thân và mọi người: Đây là nguyên tắc cuối cùng cũng như quan trọng nhất. Khi làm việc, hãy đặt sự ưu tiên về tính mạng con người lên trên công việc. Suy nghĩ này sẽ giúp bạn thực hiện cẩn thận và bảo vệ bản thân tốt hơn. Đừng chỉ vì muốn hoàn thành nhanh tiến độ mà làm việc với sự cẩu thả, thiếu an toàn.

Các biện pháp an toàn – phòng ngừa tai nạn hiệu quả

Những biện pháp sau đây dựa vào những nguyên nhân trên để giảm thiểu tai nạn điện trong sản xuất.

Sử dụng các thiết bị chống giật

CB chống giật Doepke là một sự lựa chọn tuyệt vời đấy

CB chống giật Doepke là một sự lựa chọn tuyệt vời đấy

Các thiết bị chống giật, chẳng hạn CB chống giật, là phương pháp an toàn nhất được khuyến nghị. Các thiết bị này sẽ ngay lập tức ngắt nguồn điện khi có sự cố xảy ra. Chính vì thế chúng có thể hoàn toàn chủ động đối phó với những tình huống sự cố bất ngờ. Việc lắp đặt CB chống giật trong sản xuất vô cùng nhanh chóng, nhưng lợi ích kéo dài đến 20 năm.

Tuân theo quy định tại nơi làm việc

Đừng bỏ sót quy định an toàn nào tại nơi làm việc

Đừng bỏ sót quy định an toàn nào tại nơi làm việc

Tuy nhiên, chỉ sử dụng các thiết bị chống giật không đủ để đảm bảo an toàn hoàn hảo. Việc hiểu rõ nguyên lý hoạt động của các thiết bị và tuân thủ quy tắc cũng rất quan trọng. Trước khi thực hiện bất kỳ công việc liên quan đến điện, hãy đảm bảo bạn đã được đào tạo và có đủ kiến thức cơ bản về cũng như tuân thủ các bước bảo hộ đầy đủ.

Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ

Hãy lên kế hoạch kiểm tra các thiết bị điện thường xuyên

Hãy lên kế hoạch kiểm tra các thiết bị điện thường xuyên

Bên cạnh đó, luôn sử dụng các công cụ và thiết bị điện an toàn khi làm việc. Hãy tránh tiếp xúc trực tiếp với bất kỳ thành phần điện nào nếu không cần thiết. Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị điện để đảm bảo tình trạng của chúng. Các thiết bị chống giật để cũng cần bảo trì định kỳ để bảo vệ hệ thống điện tốt nhất.

Tổng Kết

Tai nạn điện trong sản xuất gây ra những hậu quả nghiêm trọng về cả tài sản và con người. Để bảo đảm an toàn và giảm thiểu rủi ro, cần phải tập trung vào hiểu rõ nguyên nhân gây ra tai nạn và áp dụng các biện pháp phòng tránh hiệu quả. Hãy liên hệ ngay với Công ty TNHH ELEC SAFTE để lắp đặt giải pháp công nghệ an toàn nhất hiện nay – CB chống giật.

Thông tin liên hệ

Công ty TNHH ELEC SAFTE
Fanpage: CB DOEPKE Chống Giật Cách Ly – Công Nghệ Đức
Hotline: 0921 78 00 78 – 0779 550 199
Email: cbdoepke.esft@gmail.com
Địa chỉ: Số 1, Đường 15, Phường 4, Quận 4CB Chống điện giật